Responsive Ad Slot

Công Ty Nội thất Greenfurni trao quà tặng và học bổng cho sinh viên CLB Phát thanh truyền hình ĐHQG TPHCM

Công ty Nội thất Greenfurni với vai trò là đơn vị tài trợ chính, rất hân hạnh được đồng hành và hỗ trợ đóng góp 10 suất quà cùng các hiện vật cho các bạn sinh viên nội trú. Sự kiện được diễn ra vào tối ngày 09/12/2023 tại Trung tâm quản lý ký túc xá sinh viên ĐHQG Tp. HCM. 



Hoạt động này nằm trong khuôn khổ hợp tác hữu nghị giữa toàn thể ban lãnh đạo Công ty Nội Thất Greenfurni và CLB Phát thanh truyền hình sinh viên – Ký túc xá Đại học Quốc gia TPHCM, nhằm hỗ trợ, động viên và chia sẻ cùng các bạn sinh viên đang có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời cũng góp phần củng cố cho nền an sinh giáo dục toàn xã hội.

“20 năm tiếng nói sinh viên” – đó là chủ đề chương trình kỷ niệm 20 năm thành lập CLB Phát thanh-Truyền hình Ký túc xá sinh viên ĐHQG Tp. HCM.

Đây là hoạt động được tổ chức nhằm kỷ niệm đánh dấu 20 năm thành lập CLB Phát thanh truyền hình sinh viên.

Tham dự sự kiện có sự góp mặt của ông Ngô Văn Hải – PGĐ Trung tâm quản lý KTX, bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh – Gđ Công ty nội thất Greenfuni, đại diện các nhà tài trợ, các Ban phòng quản lý KTX  và đặc biệt là sự quy tụ đông đảo các thế hệ sinh viên, thành viên CLB từ F1 đến F20.

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh – Giám đốc Công ty TNHH nội thất GreenFurni (huyện Hóc Môn – TPHCM) trao bảng biểu trưng tài trợ tại buổi lễ

Chương trình diễn tiến với các hạng mục chính như thước phim tài liệu hành trình 20 năm; trao 56 phần học bổng đến từ các mạnh thường quân và cựu thành viên CLB cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và thành tích đặc biệt; nghi thức trao biểu trưng, cờ truyền thống và cắt bánh sinh nhật.

Đây là một trong những CLB đầu tiên tại KTX của sinh viên ĐHQG Tp.HCM, ra đời năm 2003 với tên gọi CLB Phát thanh sinh viên. Đến năm 2015, với sự phát triển đa dạng về cả nội dung lẫn hình thức, CLB đã chuyển mình theo hướng phát triển song song trên cả hai lĩnh vực phát thanh – truyền hình và đổi tên thành CLB Phát thanh – Truyền hình sinh viên cho đến hiện nay với hơn 12 chuyên mục và chương trình. Trong đó, chương trình phát thanh FM Sinh viên, Điểm tin tuần qua, Nhịp sống Ký túc xá… là những chương trình tiêu biểu nhằm tuyên truyền, phổ biến Pháp luật và nội quy Ký túc xá ĐHQG-HCM.

Sinh viên Lê Thanh Toàn – Chủ nhiệm CLB bày tỏ qua bài diễn văn: “20 năm tiếng nói sinh viên, đó là 20 năm tạo tác, trao truyền những giá trị tinh thần, những kỹ năng quan trọng, làm bước đệm cho sự trưởng thành của nhiều sinh viên nội trú. CLB phát thanh truyền hình sinh viên luôn hy vọng sự kiện kỷ niệm 20 năm thành lập sẽ là dấu mốc cho một bước chuyển mình qua một hành trình mới. Tại đó, những giá trị đồng điệu, nối kết như một truyền thống vẫn luôn được nuôi dưỡng và giữ gìn. Đồng thời, những giá trị đa dạng, phong phú hơn nữa cũng cần được đề cao để dóng góp vào đời sống sinh viên nội trú”.

Chị Bích Ngọc hiện đang công tác tại ĐHQT chia sẻ ngày về KTX dự Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập CLB Phát Thanh – Truyền hình Sinh viên, nơi mà chị đã có 3 năm thanh xuân gắn bó. Nhân dịp sự kiện đầy ý nghĩa, chị Ngọc đã “Gom góp yêu thương từ 37 anh chị em, có được 26 triệu làm học bổng cho các em sinh viên khó khăn, có hoàn cảnh khuyết tật ở KTX..” Trên trang cá nhân, chị cảm thấy ấm lòng khi các anh chị em tin tưởng, ủng hộ nhiệt thành gây quỹ khuyến học dịp này.

Năm 2009, CLB nhận được bằng khen của Giám đốc ĐHQG-Tp.HCM về việc CLB Phát thanh Sinh viên, Trung tâm Quản lý Ký túc xá đã có nhiều đóng góp vào việc xây dựng Nếp sống văn minh, giữ gìn An ninh trật tự, An toàn xã hội Khu Đô thị ĐHQG-HCM tại Thủ Đức – Dĩ An. Bên cạnh đó, còn được khen tặng thành tích đóng góp xây dựng KTX sinh viên an toàn, văn minh, sạch đẹp. Gần đây nhất, chuyên mục Nhịp sống ký túc xá cũng được Giám đốc Trung Tâm Quản Lý KTX khen thưởng với nhiều thành tích khác.

Trung Tâm Quản Lý KTX hiện có gần 36.000 sinh viên, chia thành 2 khu vực A và B, quy mô 47 tòa nhà từ 5 đến 16 tầng với số lượng hơn 6.600 phòng ở. Nơi đây được các thế hệ sinh viên gọi tên thân thương là “ngôi nhà thứ 2”.

Chương trình kỷ niệm khép lại lúc 20h, mở ra nhiều định hướng mới cho công cuộc vận hành CLB trong tương lai. Sau đó là bữa tiệc giao lưu thân mật của đại gia đình CLB với nhiều thế hệ cùng tham dự.

Bà Lynn Czae: “Người Việt Nam đều có tài năng nghệ thuật”

 


Theo Bà Lynn Czae – Chủ tịch Hiệp Hội Âm Nhạc Cổ Điển New York thì tất cả các nghệ sỹ tham gia vào chương tình lần này đều yêu quý Việt Nam không chỉ bởi sự tương đồng về những giá trị văn hóa mà còn là tình cảm với hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Trong số 16 nghệ sỹ tham gia biểu diễn lần này, có đến 12 nghệ sỹ đã từng tham gia biểu diễn ở Việt Nam các mùa trước và vẫn muốn tiếp tục mang những âm thanh đẹp để biểu thị tình yêu đối với Việt Nam.

“Tôi tin rằng thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn khi chúng tôi mang âm nhạc để chữa lành cũng như mang hòa bình và bình an đến tất cả mọi người nhân dịp Giáng sinh này. Tất cả nghệ sỹ chúng tôi đã dành rất nhiều thời gian để thảo luận và tập luyện cùng nhau với mong muốn mang đến chương trình những âm thanh từ thiên đường một cách hoàn hảo nhất, trọn vẹn nhất. Tôi cũng hi vọng chương trình này có thể được thực hiện hàng năm, mỗi năm các nghệ sỹ thuộc NYCMS từ khắp nơi trên thế giới sẽ đến Việt Nam, không chỉ quảng bá văn hóa, du lịch, đất nước, con người mà còn là hoạt động nghệ thuật kết nối tình hữu nghị giữa Việt Nam và thế giới nói chung và với Hàn Quốc – quê hương của tôi, nói chung” – Bà Lynn Czae bày tỏ.

Đặc sắc với đêm hòa nhạc Giáng sinh “An Evening of Classical Senerity – Love Vietnam vừa được diễn ra vào ngày 14/12/2023 vừa qua tại Hội trường Đại học Kinh Tế Tp.HCM với chủ đề “Love Vietnam” dưới sự chỉ đạo của Hội Liên Lạc Với Người Việt Nam Ở Nước Ngoài và Hiệp Hội Công Nghiệp Văn Hóa & Kinh Tế Việt Nam – Hàn Quốc (AVIKO).

Đây cũng là đơn vị đồng tổ chức cùng sự hỗ trợ tổ chức của: UBND Tp.Hà Nội, Liên minh Phát triển Du lịch MICE & Sức khỏe Quốc tế, Quỹ Đầu Tư Phát Triển Đất Nước, Quỹ Khởi Nghiệp Quốc Gia, Hội Hữu Nghị Việt nam – Đông Nam Á Tp.HCM, Trung Tâm Hợp tác Phát triển Văn hóa Đông – Tây từ Hàn Quốc, Hiệp Hội Âm nhạc Cổ điển New York, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM.

Sự kiện Hòa nhạc Giáng sinh – “An evening of Classcical Senerity – Love Vietnam” là hoạt động văn hóa – nghệ thuật nhằm chào mừng sự thành công của APEC 2023, bên cạnh đó, năm 2023 chứng kiến nhiều cột mốc kỉ niệm trong công tác ngoại giao với các quốc gia đã ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, trong đó nổi bật nhất chính là sau chuyến viếng thăm chính thức của Tổng thống Hoa Kỳ – Joe Biden, đã nâng tầm hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ lên một tầm cao mới. Đây cũng là năm hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc bước qua năm thứ 31, và trong năm qua, Hàn Quốc đã trở thành một trong ba quốc gia có giá trị đầu tư lớn nhất tại Việt Nam.

Theo Ông Nguyễn Quang Huy – Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Văn hóa & Kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc (AVIKO) thì đây là không chỉ là cơ hội để các quan hệ hợp tác hiệu quả giữa ba quốc gia được nâng lên một tầm cao mới, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư, xúc tiến thương mại thông qua việc tạo cơ hội cho các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp của Việt Nam tiếp cận với các nhà đầu tư Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản, đặc biệt, cổ vũ cho việc phát triển các nguồn lực về kinh tế, nhân sự và văn hóa, nghệ thuật, đồng thời tạo điều kiện cho các nhà đầu tư uy tín từ Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản cũng như các quỹ đầu tư từ khắp nơi trên thế giới tiếp cận trực tiếp với môi trường đầu tư ở Việt Nam cũng như thúc đẩy các hoạt động văn hóa nghệ thuật, phát triển giáo dục và các hoạt động nhân văn khác.

Nhằm tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được từ việc thức đẩy mối quan hệ tốt đẹp với Hàn Quốc, giao lưu văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật, công nghệ, đầu tư FDI Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản vào Việt Nam trong suốt nhiều năm qua, Hội Liên Lạc Với Người Việt Nam ở Nước Ngoài phối hợp cùng cùng Hiệp Hội Công nghiệp Văn hóa & Kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc (AVIKO) đề xuất thực hiện “Chuỗi Diễn đàn Hợp tác Đông Nam Á mở rộng & Chương trình Hòa nhạc Cổ điển nhân dịp Giáng sinh 2023”.

Mục tiêu hướng tới của diễn đàn chính là mang lại những thông tin chính xác về chính sách đầu tư, các chương trình hợp tác thương mại, kết nối các Quỹ Đầu Tư với các Doanh nghiệp uy tín đang triển khai những dự án mang lại hiệu quả đang cần nguồn vốn sạch cũng như tạo cơ hội cho các Doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam tiếp cận các Quỹ Đầu Tư uy tín, nâng cao giá trị cho đôi bên. Bên cạnh đó, diễn đàn cũng lắng nghe tâm tư, mong muốn của Doanh nghiệp để có thể đề xuất thêm những chính sách hỗ trợ, giúp Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Cũng nhân dịp này, AVIKO đã mời đoàn nghệ sỹ là những nghệ sỹ Hàn Quốc đã thành danh, hiện đang trực thuộc Hiệp Hội Âm Nhạc Cổ Điển New York đến Việt Nam để có buổi biểu diễn giao lưu văn hóa – nghệ thuật với các nghệ sỹ tại Việt Nam trong chương trình sắp tới. Chuỗi hoạt động này là một sự mở đầu tuyệt vời nhất với liên minh kinh tế – văn hóa – nghệ thuật giữa bộ ba quốc gia Việt Nam – Hàn Quốc – Hoa Kỳ được thể hiện thông qua những định hướng phát triển đầu tư và một chương trình hòa nhạc đỉnh cao. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam có sự biểu diễn kết hợp mang tính đa quốc gia, đa văn hóa tạo nên sự khác biệt so với tất cả các chương trình âm nhạc đã từng diễn ra trước đây, cũng là lần đầu tiên Hiệp Hội Âm Nhạc Cổ Điển New York chính thức biểu diễn tại Việt Nam.

Đạo diễn Nguyễn Phúc Hùng chia sẻ: “Việt Nam là một trong những quốc gia được sinh ra và nuôi dưỡng từ cái nôi âm nhạc nghệ thuật, từ những nhạc cụ dân tộc cho tới sự tiếp cận các nền nghệ thuật hàn lâm trên toàn thế giới. Chúng ta không chỉ yêu âm nhạc và hòa bình, mà chúng ta còn dùng âm nhạc để xây dựng nền hòa bình. Tôi đã từng làm việc ở nước ngoài, mỗi năm tôi lại vinh dự được chọn làm Đạo diễn của nhiều chương trình âm nhạc khác nhau, năm nay, ngay mùa Giáng sinh lại nhận được một chương trình đặc biệt thế này. Tôi cảm thấy hạnh phúc vì đã được “chọn mặt gửi vàng” vào đúng thế mạnh đó là nhạc cổ điển. Tôi tin chương trình sẽ mang đến cho khán giả một thánh đường âm nhạc với đúng chất hàn lâm và đắng cấp quốc tế”.

Chương trình hòa nhạc được mang tên “An eveening of Classical Senerity – Love Vietnam” như một món quà nhân dịp Giáng sinh, mỗi nốt nhạc, mỗi tác phẩm đều mang tác dụng chữa lành tâm trí cũng như lan tỏa tình yêu thương giữa con người với nhau, kết nối tâm hồn giữa những doanh nhân yêu âm nhạc để cùng nhau tạo nên một giá trị tinh thần, từ đó hỗ trợ nhau, góp sức cùng nhau phát triển. Một món quà được trao tặng từ rất nhiều giờ luyện tập và sự trao đi vô điều kiện của 16 nghệ sỹ từ Hiệp Hội Âm Nhạc Cổ Điển New York với tinh thần mong muốn đưa âm nhạc trở thành món quà đặc biệt mang thông điệp từ yêu thương. Bên cạnh đó, về phía Việt Nam, nghệ sỹ violon Tăng Thành Nam sẽ tham gia biểu diễn cùng pianist và phần hợp xướng của Saigon Choir.

Chương trình cũng nhận được sự quan tâm và hỗ trợ từ Công ty RichField, Content Tử Tế, ReOp Agency, Shinhan Bank, H&S, Tae Kwang, Energyen, TaeLim, PharmGenScience và nhiều đơn vị khác.

Ra mắt HTX An Phú huyện Long Điền tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Sáng ngày 02/12/2023; tại huyện Long Điền – tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu diễn ra lễ ra mắt HTX Nông nghiệp – Thương mại – Dịch vụ An Phú.Đến tham dự buổi lễ ra mắt còn có đại diện Trung Ương TX Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đại diện UBND huyện Long Điền, đại diện UBND xã An Nhứt...




Hiện nay; trên địa bàn khu vực huyện Long Điền nói chung và Xã An Nhứt nói riêng đang thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới nâng cao, hướng đến xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu. Tuy nhiên, việc gắn bó với người nông dân trong việc tư vấn kỹ thuật, chăm sóc cây trồng, phân bón thuốc BVTV đảm bảo về chất lượng, vẫn còn hạn chế. Đặc biệt là vấn đề tiêu thụ các sản phẩm của người dân; giá cả, thị trường tiêu thụ các sản phẩm chưa ổn định, thiếu sự liên kết giữa người sản xuất và các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. 



Với những khúc mắc mà nông dân đang gặp phải trong thời gian qua, được sự cho phép, tạo điểu kiện của chính quyền địa phương, HTX An Phú ra đời là phù hợp với chủ trương của địa phương xã An Nhứt hiện nay. Với mục tiêu giải quyết những khó khăn, các nhu cầu cấp thiết của người nông dân trên địa bàn xã, giảm bớt chi phí sản xuất, tạo đầu ra tiêu thụ sản phẩm ổn định và kết hợp Du lịch nâng cao đời sống người dân điạ phương. 



Phát biểu về sự hình thành của HTX An Phú, ông Phạm Hồng Sơn chia sẻ về quá trình cận động thanh lập HTX: An Nhứt là một xã thuộc huyện Long Điền, cách Thị trấn Long Điền 02 km, cách thành phố Bà Rịa, Trung tâm Hành chính của tỉnh khoảng 12 km; cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ. Do đó thuận lợi về giao thông, khả năng giao thương, vận chuyển, cung ứng hàng hóa và liên kết với các địa phương lân cận như các huyện thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thành phố Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Thuận và TP.HCM. 



Đối thủ cạnh tranh của HTX là các HTX khác, doanh nghiệp và cửa hàng đại lý, nhà phân phối khác với nhiều tiềm lực và kinh nghiệm. HTX tham gia xây dựng chuỗi liên kết, mở rộng thành viên, tạo sản phẩm hàng hóa thống nhất, tập trung. Tận dụng lợi thế: Vị trí, thị trường; xây dựng quy trình SX đạt tiêu chuẩn chất lượng; xây dựng thương hiệu; tham gia chuỗi cung ứng, tạo các mối liên kết với các thị trường tiêu thụ, siêu thị, chợ, các HTX bạn. Ra mắt trong điều kiện như hiện nay; HTX AN Phú sẽ vận dụng những điều kiện thuận lợi như: gần thị trường tiêu thụ, vận chuyển thuận lợi, kỹ thuật tốt để có sản phẩm chất lượng cao, giá thành hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. 


HTX có khả năng cung ứng các sản phẩm gạo và dịch vụ du lịch để cung cấp cho thị trường rộng lớn quanh khu vực, các chợ trung tâm, siêu thị CoopMart, Metro, các cá nhân, hộ gia đình... Đây là nơi tiềm năng phát triển vô cùng to lớn của HTX. HTX có nhiều tiềm năng để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tham gia chuỗi cung ứng, mở rộng liên kết, xây dựng thương hiệu để phát triển mạnh trong thời gian tới. 

Trong giai đoạn 02 (2028– 20233); HTX sẽ đẩy mạnh sản xuất và cung ứng các loại sản phẩm lúa gạo chất lượng cao gắn với bao bì, thương hiệu sản phẩm. - Kinh doanh mua bán và mở rộng dịch vụ du lịch nông nghiệp. Đầu tư kinh doanh dịch vụ du lịch cộng đồng. Đầu tư xây dựng các lều dã chiến, các bungalow, các phương tiện du lịch xanh khác như du lịch xe đạp đôi, chèo xuồng trên suối... Tư vấn xây dựng và sửa chữa nhà cũ.

Những đổi mới sau 20 năm Hoa Mai Design Award: Lần đầu tổ chức triển lãm ý tưởng kết hợp talkshow và chấm giải

Vừa qua, Giải thưởng Thiết kế Sản phẩm Nội thất gỗ Hoa Mai (HMA) lần đầu tổ chức sự kiện triển lãm Hoa Mai Design Award kết hợp cùng Talkshow và Chấm Vòng sơ tuyển.

 

Sau 2 tháng chính thức khởi động, Giải thưởng Thiết kế Sản phẩm Nội thất gỗ Hoa Mai (HMA) lần thứ 20 đã thu hút hơn 320 bài dự thi ở cả 2 bảng OPEN AWARD (dành cho sinh viên chuyên ngành thiết kế, thiết kế trẻ) và GRAND AWARD (dành cho doanh nghiệp và nhà thiết kế đã có hơn 5 năm kinh nghiệm). 

Trong đó, 111 bài dự thi  xuất sắc của bảng OPEN đã  được trưng bày tại Sự kiện “Hoa Mai Design Award EXHIBITION & TALKSHOW” kết hợp cùng các talkshow chuyên ngành và Hoạt động chấm Vòng Tuyển chọn của 2 bảng đấu diễn ra từ 25 - 28/11/2023. Đây là chuỗi sự kiện lần đầu được tổ chức, với mục đích mang đến góc nhìn toàn diện về quá trình biến ý tưởng thiết kế thành sản phẩm thực tế, cũng như giải quyết các thách thức về tính thẩm mỹ và khả thi của thiết kế đến từ những tài năng trẻ.

Bên cạnh mang đến cho các bạn thí sinh nói riêng và người xem nói chung hình ảnh trực quan, sống động nhất về các tác phẩm thực tế của ngành thiết kế nội thất. Sự kiện Triển lãm Hoa Mai Design Award năm nay còn thể hiện sự trân trọng của BTC cuộc thi dành cho tâm huyết, “chất xám” từ các nhà thiết kế trẻ; đồng thời, mở ra cơ hội đưa các tác phẩm của các tài năng mới có thể đến gần hơn với công chúng. 

“Đằng sau tính bản địa của sản phẩm đã là một đời sống có sẵn”

Trong hành trình 2 thập kỷ không ngừng đổi mới, Giải thưởng Hoa Mai Design Award luôn đặt mục tiêu tạo ra một không gian để các nhà thiết kế nội thất trẻ nâng cao khả năng sáng tạo và kỹ năng thực hành; đồng thời, mở ra cánh cửa nghề nghiệp rộng lớn, kết nối thí sinh với những cơ hội tiếp cận với công việc thực tiễn cũng như các công ty nội thất lớn trong và ngoài nước.

Điều này được thể hiện qua chuỗi Talkshow chuyên ngành kết hợp triển lãm, với 2 chủ đề liên quan sâu sắc đến chủ đề Saigon Metropolitan: Thương hiệu nội địa - Tinh thần bản địa & Xây dựng thương hiệu khẳng định vị thế nội thất Việt. Cả 2 buổi talkshow đều thu hút số lượng lớn nhà thiết kế trẻ tham gia và chia sẻ. 

Với sự tham gia của 2 diễn giả: Nguyễn Phan Thùy Dương - Tổng biên tập tạp chí Elle Decoration Vietnam, Giám đốc sáng tạo HMA 2023 và Helly Tống - Người mẫu, Doanh nhân & Influencer được đông đảo giới trẻ yêu thích. Buổi talkshow Thương hiệu Nội địa - Tinh thần bản địa mang đến nhiều kiến thức cũng như trải nghiệm về khái niệm, tính ứng dụng và cách “cài cắm” yếu tố bản địa vào các thiết kế đã được áp dụng thành công bởi một số nhà thiết kế, thương hiệu địa phương (local-brand) nổi tiếng.

Thông qua chia sẻ của Giám đốc sáng tạo HMA 2023 - chị Nguyễn Phan Thuỳ Dương, yếu tố bản địa là sự tổng hòa giữa “bản” - yếu tố nội hàm, tinh thần chung của một cộng đồng và “địa” - bên ngoài, những gì dễ tiếp cận, dễ nhận diện. Liên quan đến chủ đề Saigon Metropolitan của Giải thưởng năm nay, chị Thuỳ Dương chia sẻ: “Yếu tố bản địa là biểu hiện rõ rệt của thổ nhưỡng, khí hậu, vật liệu và nếp sống, văn hoá. Tất cả được tổng hoà vào một công trình kiến trúc. Về phía Helly Tống, nữ doanh nhân bổ sung thêm một góc nhìn mới khi cho rằng, “địa” còn là địa phương, vùng miền - yếu tố đặc trưng của Việt Nam.

Từ hành trình xây dựng, sáng tạo các concept để vận hành các mô hình kinh doanh lẫn cuộc sống thường ngày, Helly Tống mang đến những chia sẻ đầy tính truyền cảm hứng. 

“Kiến thức là một, nhưng ngữ cảnh và sự tiếp diễn cũng là yếu tố cần được chú trọng. Chúng ta sẽ không thể chỉ phụ thuộc và kiến thức cần có. Vì nếu như sản phẩm, sáng tạo hay thiết kế chỉ phụ thuộc vào điều này, thì đó là lý do chúng ta cất công làm ra và bị đánh giá là bảo thủ quá, cổ hủ quá. Với Helly, công thức toán của mình là 1 +1 sẽ bằng “n”. Bằng cái gì thì làm mới biết, nhưng phải luôn mở mang ra. 

Ngoài ra, điều kiện dẫn đến một sự thay đổi hay suy nghĩ nào đó - câu hỏi: “Vì sao mình lại nghĩ như vậy”, thường xuyên cập nhật những kiến thức, thông tin mới về tình hình thế giới cũng giúp ngôn ngữ sáng tạo của chúng ta có tính ứng dụng hơn”. 


Một điều mà nữ doanh nhân, Influencer tâm đắc và muốn chia sẻ về tính bản địa, chính là chất liệu ở khắp mọi nơi. Điển hình như sau 3 lần bị… ong chích, cùng chuyến đi xuyên Việt và câu hỏi: “Vì sao nói đến nước nông nghiệp như Việt Nam, người ta chỉ nhắc về lúa, cà phê mà không nói về mật ong". Từ những nhận thức về đặc tính của con ong có mối liên hệ sâu sắc với đời sống, phẩm chất con người Việt Nam như tính cần cù, biết xác định và đạt được mục tiêu; đồng thời với hiểu biết về cây ăn trái - một loại cây gắn liền với nông nghiệp Việt Nam, “tính bản địa” đã được Helly Tống ứng dụng thành công vào mô hình sản xuất mật ong theo từng đặc trưng vùng miền. 

“Tính bản địa trong những việc Helly làm, bắt nguồn từ những điều mình không đoán trước được, ví dụ như bị ong chích chẳng hạn. Sau những thay đổi không bán cây cảnh mà chuyển sang bán cây ăn trái, cùng với concept có ong trong đó, tính bản địa trong một sản phẩm đã là một đời sống có sẵn, chỉ là mình muốn kể câu chuyện đó ra sao.” 

Ngoài ra, nói về một trong 4 giá trị cốt lõi của Giải thưởng năm nay - Tính bền vững, Helly cho rằng “phát triển bền vững không phải là phát triển một thứ mới, mà là mình vẫn đang phát triển dựa trên những tài nguyên đã có nhưng làm sao không khai thác quá nhiều.”

Bên cạnh đó, với Helly Tống, yếu tố nhạy cảm về cảm xúc là một trong những chất liệu quan trọng: “Khi chúng ta đặt cảm xúc vào trung tâm, yêu thương và thật sự thấu hiểu một điều gì đó, dù là con người hay tác phẩm, thì tất cả những bước hành động tiếp theo đều có được sự ‘bản địa’ trong con người mình”. 

Ngoài ra, nữ doanh nhân - Influencer cũng cho rằng, nên đặt câu hỏi “Cơ hội của sản phẩm là gì”? thay vì quá tập trung vào việc cần chú ý thể hiện sản phẩm ra sao. Từ đó sẽ giúp những tác phẩm của mình có nhiều ‘đất’ hơn. Ví dụ khi chế tác một cái ghế, đừng chỉ nghĩ nó sẽ đặt ở phòng khách, mà cần suy nghĩ cái ‘đất’ khác của sản phẩm là gì”. 

Làm được - nói được là khởi nguyên của xây dựng thương hiệu”

"How to train your brand?" là chủ đề talkshow thứ hai trong chuỗi sự kiện với sự tham gia của 2 diễn giả: Hiếu Phan - Founder & CEO thương hiệu MAKE MY HOME và anh Nguyễn Đình Hoà - Architectural designer tại LAITA Design.

Buổi trò chuyện đưa người nghe tìm hiểu các vấn đề liên quan đến việc phát triển chiến lược xác định và truyền đạt các giá trị, sứ mệnh và đặc tính thương hiệu. Vì “thương hiệu như cá tính của một con người”, cần hoạch định chiến lược để không chỉ thu hút khách hàng, đồng thời cải thiện và nâng cao độ nhận diện trong thị trường một cách nhất quán. Mục tiêu là thiết lập một thương hiệu mạnh và khác biệt, gây được tiếng vang với khách hàng, từ đó tạo nên sự tin yêu và quan tâm từ phía công chúng.

Chia sẻ với các nhà thiết kế tương lai trong Giải thưởng Hoa Mai Design Award, anh Hiếu Phan tâm đắc việc trả lời câu hỏi về mục tiêu và hình thành giá trị cốt lõi.

“Hành trình bắt đầu khi Hiếu nhận ra tầm quan trọng của việc trang trí nhà và khám phá rằng việc này không chỉ là về việc bỏ nhiều tiền mà còn về cách cải thiện không gian sống một cách hiệu quả. Từ những ý tưởng ban đầu về trang trí nội thất và chia sẻ với người quen, Hiếu bắt đầu nghiêm túc theo đuổi lĩnh vực này.

Qua quá trình học tập và hướng dẫn từ một đàn anh, Hiếu học được cách tạo dự án trong công việc và cách viết sứ mệnh và tầm nhìn” 

Quan trọng nhất là việc tìm ra mấu chốt khởi nguyên của công việc. Kinh nghiệm làm thuê xây dựng mang lại cho tôi sự tự tin trong việc “làm được”, nhưng sẽ rất thách thức khi phải “nói được" - thuyết phục người khác tin tưởng và mua sản phẩm của mình. Vậy nên, làm được và phải nói được là khởi nguyên của xây dựng thương hiệu. Việc xây dựng chiến lược "nói" đòi hỏi phải tuân theo sứ mệnh, lan toả giá trị và mong muốn - anh Nguyễn Đình Hoà chia sẻ thêm. 

Những chia sẻ về việc xây dựng thương hiệu cá nhân của 2 diễn giả nhận được sự ủng hộ và yêu thích từ người tham dự, đặc biệt là các nhà thiết kế tương lai đang “ghi danh” trong Giải thưởng Hoa Mai năm nay. 

“Tầm nhìn và sứ mệnh của thương hiệu chỉ thật sự hiệu quả nếu chúng phát sinh từ mong muốn thực sự của người sáng lập. Những ý tưởng xuất phát từ lòng đam mê và sứ mệnh thực sự sẽ mang lại hiệu quả lâu dài, hơn là những từ ngữ chỉ được đặt vào trang vở. Sự chân thực và đam mê là chìa khóa để tránh những lời nói rỗng tuếch, và đó cũng chính là nền tảng cho quá trình làm branding hiệu quả” - Một trong những chia sẻ vừa thực tế, vừa truyền cảm hứng mà sự kiện mang đến.

Là người tham gia cả 2 talkshow trong sự kiện triển lãm Hoa Mai Design Award, Nguyễn Trọng Phúc (sinh viên trường Đại học Kiến Trúc, ngành Thiết kế công nghiệp) nhìn nhận “cả hai buổi talkshow đều rất hữu ích cho mục tiêu xây dựng thương hiệu nội thất độc lập”

Anh Thư, sinh viên trường đại học Kiến Trúc TP.HCM cho biết những ý kiến, chia sẻ từ chuỗi sự kiện “có tính ứng dụng cao cho ngành học. Vì mình cũng đang theo học ngành thiết kế những sản phẩm nội thất như thế này, nên đây sẽ là những kinh nghiệm ra đời khi mình đi làm và có thể tạo dựng thương hiệu cho bản thân”. 

Giải thưởng Thiết kế Sản phẩm Nội thất Gỗ Hoa Mai, hay Hoa Mai Design Award, đã trở thành một bước ngoặt quan trọng cho sự phát triển của cộng đồng thiết kế nội thất tại Việt Nam. Cuộc thi đã tôn vinh nhiều ý tưởng sáng tạo, giúp những nhà thiết kế trẻ trưởng thành và chiếm vị trí quan trọng trong ngành. 

Sau 20 năm không ngừng phát triển, HMA 2023 - 2024 đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ với nhiều thay đổi thực tiễn và cấp tiến độc đáo. Hứa hẹn sẽ mang đến những hoạt động sôi nổi, kết nối cộng đồng thiết kế, và nâng cao giá trị thiết kế trong lĩnh vực Nội thất Việt Nam - hiện đang giữ vị trí quan trọng thứ 5 toàn cầu về xuất khẩu nội thất.


© all rights reserved
made with Quản trị Truyền thông ft KKD Vietnam